Khi quyết định chọn một bộ vi xử lý cho thiết bị máy tính cá nhân, rất ít hãng có được danh tiếng như tập đoàn Intel, có trụ sở tại California. Intel dẫn đầu thị trường và là một cái tên quen thuộc trong nhiều thập kỷ với nhiều loại chip xử lý như Core, Xeon hay Pentium. Các thương hiệu như Apple, Lenovo và Dell đã sử dụng chip Intel cho máy tính của mình trong nhiều năm.
Intel đã tạo được danh tiếng trong nhiều năm qua, vì vậy các bộ vi xử lý Intel chắc chắn có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm cần phải xem xét. Hãy cùng ITOVN.NET.com tìm hiểu kỹ hơn về CPU Intel, cũng như cân nhắc một số ưu và nhược điểm của những bộ xử lý Intel này.
CPU Intel là gì?
Intel là nhà sản xuất bộ vi xử lý PC lớn nhất thế giới và là chủ sở hữu bằng sáng chế kiến trúc bộ xử lý x86. Gordon Moore, người tìm ra định luật Moores nổi tiếng, và Robert Noyce, người đồng sáng chế vi mạch, đã thành lập Intel vào năm 1968. Công ty có trụ sở chính tại Santa Clara, California.
Intel 4004, được phát hành vào năm 1971, là một trong những bộ vi xử lý đầu tiên từng được sản xuất. x86 là sê-ri họ vi xử lý Intel bắt đầu với bộ vi xử lý 80286. Thường được gọi đơn giản là 286, 80286 là chip vi xử lý 16-bit được giới thiệu vào năm 1982, với chức năng quản lý bộ nhớ. Nó cũng cung cấp hiệu suất trên mỗi chu kỳ xung nhịp cao hơn gấp đôi so với 8086 hay 8088. Con chip này nhanh chóng trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy trong nhiều máy tính vào những năm 1990.
Năm 1985, Intel giới thiệu phiên bản kế nhiệm của 80286, 80386 (386), một bộ xử lý 32-bit. Pentium, lần đầu tiên được cung cấp vào năm 1993, đã nhanh chóng thay thế 486 sau đó của Intel trở thành vi mạch được lựa chọn cho PC.
Itanium là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel dựa trên kiến trúc 64-bit được gọi là IA-64. Dòng Intel Core, ra mắt năm 2006, bao gồm các bộ vi xử lý Sandy Bridge, Ivy Bridge và Haswell. Vào năm 2013, Intel đã công bố quark, một thiết kế bộ xử lý System on a Chip (SoC) dành cho các thiết bị di động nhỏ hơn.
Công ty cũng đã sản xuất bộ xử lý nhúng, SRAM, DRAM, flash, mạch tích hợp (IC), bộ điều khiển giao tiếp mạng (network interface controller), bo mạch chủ và chipset đồ họa. Intel phải cạnh tranh chủ yếu với AMD, nhà sản xuất bộ vi xử lý lớn thứ hai thế giới.
Những dòng CPU Intel gần đây nhất là:
- Bộ xử lý Intel Core X-series: Các CPU unlock cung cấp tối đa 18 lõi để chơi game, sản xuất sáng tạo và đa tác vụ hiệu quả nhất.
- Bộ xử lý Intel Core i9: Cung cấp tới 10 lõi đã unlock cho video 4K Ultra HD và 360 liền mạch, chơi game và hiệu suất đa nhiệm mạnh mẽ.
- Bộ xử lý Intel Core i7: CPU này có sức mạnh lên đến 8 lõi để tăng tốc tính toán hỗ trợ chơi game, kết nối và bảo mật cao cấp.
- Bộ xử lý Intel Core i5: Trải nghiệm hiệu suất vượt trội cho PC gia đình và doanh nghiệp, với tối đa 6 lõi để chơi game, sáng tạo và đa nhiệm.
- Bộ xử lý Intel Core i3: Những bộ vi xử lý này mang lại hiệu suất vượt trội cho các tác vụ hàng ngày.
Ưu điểm của bộ xử lý Intel
1. Khả năng tương thích
Là một trong những thương hiệu bộ vi xử lý quan trọng nhất trên thị trường, CPU Intel được cung cấp rộng rãi. Điều này cung cấp cho người tiêu dùng khả năng lựa chọn PC linh hoạt hơn, nhiều tính năng hơn và có thể được tìm thấy trong các thiết bị có mức giá thấp hơn.
2. Tiêu thụ điện năng ít hơn các CPU khác
Bộ vi xử lý Intel trong laptop không tiêu tốn nhiều điện năng, sử dụng ít năng lượng hơn so với các CPU khác trên thị trường. Ví dụ, CPU AMD sử dụng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 công suất như CPU Atom của Intel, cung cấp năng lượng cho netbook. Sự khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy ở pin khi so sánh.
3. Tạo nhiệt ít hơn các CPU khác
Do tiêu thụ điện năng thấp hơn, các chip xử lý của Intel tạo ra ít nhiệt hơn. Trong một máy tính mini, các nhà sản xuất đóng gói các bộ phận lại với nhau chặt chẽ hơn, do đó, bộ xử lý tỏa nhiệt ít hơn khiến mọi thứ khác cũng trở nên mát hơn.
4. Năng lực sản xuất lớn
Với 15 nhà máy phát triển CPU trên toàn cầu, Intel có thể tạo ra khối lượng chế tạo cao hơn, có nghĩa là CPU của họ sẽ được cung cấp rộng rãi hơn và được sử dụng trong một số lượng máy tính rất lớn.
5. Đồ họa tích hợp
Nói chung, khi bạn thấy một CPU, nó chắc chắn sẽ liên quan đến AMD hoặc Intel. Một điều khiến Intel chiếm ưu thế là nó đi kèm với đồ họa Iris hoặc HD tích hợp. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chơi game hoặc phát trực tuyến video chất lượng cao mà không cần GPU.
Nhược điểm của bộ xử lý Intel
1. Tiêu hao điện năng cao hơn trên máy tính để bàn
Mặc dù mức tiêu hao năng lượng của CPU Intel trong laptop là rất thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là máy tính để bàn cũng vậy. Đây là những thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, tạo ra nhiều nhiệt hơn và do đó khiến hệ thống làm mát của PC phải làm việc thêm giờ, tạo ra mức tiêu hao điện năng cao hơn.
2. Bộ vi xử lý càng mạnh, nhiệt càng được tạo ra nhiều hơn
Một số bộ vi xử lý Intel mạnh mẽ tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Các bộ vi xử lý đa lõi sử dụng nhiều năng lượng hơn, khiến CPU nóng hơn và do đó cần quạt hoạt động nhiều hơn để làm mát nó. Loại nhiệt này có thể làm giảm độ bền của bộ xử lý và làm cho PC kiểu notebook bị nóng khi chạm vào, vì hệ thống quạt tản nhiệt không mạnh bằng máy tính để bàn.
3. Giá cả
Intel là một tên tuổi hàng đầu trong ngành, được biết đến với những bộ vi xử lý chất lượng tốt và do đó, thương hiệu này cũng có giá thị trường cao hơn. Giá bộ vi xử lý càng cao, tổng chi phí của máy tính thành phẩm sẽ càng lớn. Do đó, hầu hết các thiết bị sử dụng bộ vi xử lý Intel đều đắt tiền hơn. Khi các model mới được phát hành, chi phí của các bộ vi xử lý cũ có xu hướng giảm đi.