Trung Quốc hái ‘quả ngọt’ khi tự chủ bán dẫn

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 17/1, sản lượng vi mạch tích hợp (IC) của nước này năm qua đạt 359,4 tỷ đơn vị, tăng 33,3% so với mức 261,3 tỷ cùng kỳ 2020. Kết quả này được đánh giá khả quan, nhất là khi lĩnh vực bán dẫn Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng bởi thương chiến Mỹ – Trung và tình trạng thiếu chip kéo dài do đại dịch.

Bên cạnh đó, tăng trưởng về sản lượng cũng cho thấy nỗ lực tự chủ bán dẫn mà Bắc Kinh đề ra những năm gần đây bắt đầu khởi sắc, hòa nhập tốt vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một người đàn ông tham quan triển lãm về bán dẫn Semicon China, ngày 17/3/2021. Ảnh: Reuters

Một người tham quan triển lãm bán dẫn Semicon China ngày 17/3/2021. Ảnh: Reuters

Đầu tháng 1, báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) cho thấy, ngành bán dẫn Trung Quốc có thể chiếm 17,4% doanh số toàn cầu năm 2024, tăng từ 9% năm 2020, nếu đà tăng trưởng hiện tại được duy trì. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có năng lực bán dẫn đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Hàn Quốc.

Trước đó, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và các nước khác, quốc gia đông dân nhất thế giới đã đẩy mạnh tự chủ bán dẫn. Theo SIA, nước này công bố thêm 28 dự án chế tạo tấm wafer dùng để sản xuất chip với tổng trị giá 26 tỷ USD trong năm 2021.

Dù vậy, Trung Quốc vẫn chưa có doanh nghiệp nào đáng chú ý ở lĩnh vực này. Năm ngoái có 17 công ty bán dẫn đạt doanh thu trên 10 tỷ USD, nhưng không có đại diện từ Trung Quốc .Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố tuần trước, nước này đã nhập 432,5 tỷ IC trong 2021, tương đương 432 tỷ USD, tăng 23,6% so với 2020.

Bảo Lâm (theo SCMP)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *