Những điểm mới trên camera điện thoại 2022

Cải thiện camera ẩn dưới màn hình

Sau smartphone đầu tiên có camera dưới màn hình là ZTE Axon 20 năm 2020, đã có thêm một số model tương tự như Xiaomi Mi Mix 4 hay Samsung Galaxy Z Fold3 ra đời năm ngoái.

Ảnh: Androidauthority

Hầu hết smartphone có camera ẩn dưới màn hình đều lộ rõ khu vực đặt ống kính. Ảnh: Androidauthority

Tuy nhiên, nhược điểm của những thiết bị này là khu vực ẩn camera không liền mạch, chất lượng ảnh chụp chưa cao như với camera thông thường. Theo giới chuyên gia, các nhà sản xuất có thể sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ màn hình, phần cứng và thuật toán để khắc phục những vấn đề trên.

Chế độ điện ảnh

Tính năng Cinematic Mode trên camera iPhone. Ảnh: Apple

Một trong những điểm ấn tượng trên máy ảnh của iPhone 13Chế độ điện ảnh (Cinematic Mode). Tính năng này được xem là phiên bản thông minh hơn của chế độ chân dung, cho phép lấy nét khi phát hiện khuôn mặt của chủ thể, nơi khuôn mặt hướng đến và theo dõi các chuyển động khác. Các hãng sản xuất Android từng nhiều lần sao chép tính năng thú vị trên iPhone, nên Cinematic Mode có thể không nằm ngoài “tầm ngắm” trong 2022.

Cảm biến máy ảnh RGBW

Cảm biến máy ảnh thông thường có bộ lọc màu chứa các subpixel đỏ, xanh lá cây và xanh lam (RGB). Nhưng cảm biến RGBW bổ sung subpixel trắng giúp tăng khả năng thu nhận ánh sáng tốt hơn và ít nhiễu hơn. Giải pháp này từng xuất hiện trên smartphone 2015 như Huawei P8 và một số điện thoại Oppo, nhưng không được chú ý.

Ảnh: Androidauthority

Máy ảnh smartphone 2022 sẽ cải tiến chụp thiếu sáng. Ảnh: AndroidAuthority

Theo AndroidAuthority, RGBW có thể xuất hiện trở lại năm nay. Thực tế, Oppo từng dự định tung ra thiết bị thương mại có RGBW vào quý IV/2021 nhưng trễ hẹn. Trong khi đó, một số nguồn tin nói Galaxy S22 có thể sử dụng cảm biến camera RGBW 50 megapixel.

Công nghệ chống rung lên tầm cao mới

Công nghệ ổn định hình ảnh quang học (OIS) là tính năng bắt buộc trên điện thoại cao cấp và cận cao cấp những năm qua. Tuy nhiên, nhà sản xuất Android đang tính đến các công nghệ mới cho khả năng chống rung tốt hơn nữa.

Trong năm 2021, Vivo giới thiệu công nghệ ổn định micro-gimbal chống rung cho camera và dự kiến thúc đẩy tính năng này năm nay. Oppo cũng đã trình diễn công nghệ OIS 5 trục từ năm ngoái và dự kiến thương mại hóa trên sản phẩm đầu 2022. Ngoài ra, một số hãng khác cũng đang nghiên cứu công nghệ ổn định hình ảnh mới bổ sung cho OIS.

Cải tiến ống kính tele

Năm ngoái, Sony gây ấn tượng khi Xperia 1 III và Xperia 5 III – hai smartphone với camera tele có thể thay đổi tiêu cự. Bằng hệ thống ống kính với một phần tử quang học di chuyển vật lý bên trong hệ thống máy ảnh, chuyển đổi giữa hai độ dài 70 mm và 105 mm, camera không cần hai ống kính tele và tiềm vọng như các smartphone khác.

Xperia 1 III có camera tele có thể chuyển đổi tiêu cự. Ảnh: Androidauthority

Xperia 1 III có camera tele có thể chuyển đổi tiêu cự. Ảnh: AndroidAuthority

Dù còn hạn chế, ý tưởng của Sony đang truyền cảm hứng cho các công ty khác. Oppo đã công bố module zoom quang đầu tiên năm ngoái, cho phép chụp mượt mà ở bất kỳ điểm nào trong khoảng từ 3,3x đến 7x. Một số hãng khác cũng tính đến phương án zoom linh hoạt cho ống tele của mình thay vì bổ sung nhiều ống kính.

Quay video 8K tốt hơn

Tính năng quay video 8K lần đầu xuất hiện trên điện thoại vào năm 2019 với mẫu Red Magic 3, nhưng chỉ đạt tốc độ khá thấp là 15 khung hình mỗi giây (fps). Một năm sau, nhờ cải tiến trên chip Snapdragon 865, smartphone có thể quay video 8K 30 fps.

Quay video 8K sẽ phổ biến trên smartphone Android năm nay. Ảnh: Androidauthority

Quay video 8K sẽ phổ biến trên smartphone Android năm nay. Ảnh: Androidauthority

Năm 2022, các chuyên gia kỳ vọng smartphone có thể quay video 8K 60 fps. Tiến bộ của chip Snadragon 8 Gen 1 cho phép làm điều này, nhưng chưa rõ các hãng Android sẽ đưa ra giải pháp cụ thể thế nào.

Chip xử lý ảnh tuỳ chỉnh

Hầu hết smartphone hiện nay đều phải dựa vào bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) trong chip để xử lý ảnh chụp được. Tuy nhiên, xu hướng 2022 sẽ ưu tiên thay thế ISP bằng các chip riêng biệt.

Chẳng hạn, trong năm 2021, Xiaomi Mix Fold, Vivo X70 Pro Plus và Oppo Find N đều có chip xử lý hình ảnh riêng. Xiaomi cho biết chip tuỳ chỉnh của hãng mang lại những ảnh chụp thiếu sáng tốt hơn, cải thiện khả năng lấy nét, cân bằng trắng và phơi sáng tự động. Vivo tuyên bố chip của hãng giúp khử nhiễu tốt hơn, kiểm soát năng lượng và nhiều tính năng khác.

Một số chuyên gia cho rằng sẽ không ngạc nhiên nếu Google, Oppo, Vivo, Xiaomi và nhiều thương hiệu khác tiếp tục xu hướng sử dụng chip riêng cho camera trên điện thoại thông minh của mình năm 2022.

Xoá hình trên ảnh chụp

Ảnh chụp chưa (trái) và sau khi sử dụng Magic Eraser trên Pixel 6. Ảnh: Pocketnow

Ảnh chụp gốc và sau khi sử dụng Magic Eraser trên Pixel 6. Ảnh: Pocketnow

Dòng Pixel 6 của Google mang đến một loạt tính năng máy ảnh thú vị, trong đó có chế độ Magic Eraser. Công cụ này cho phép người dùng xoá người hay vật thể trong ảnh nhưng vẫn giữ vẻ tự nhiên cho ảnh chụp.

Tính năng tương tự Magic Eraser đã có mặt trên một số ứng dụng độc lập và giới chuyên gia tin rằng với nhu cầu thực tế từ người dùng, các hãng điện thoại sẽ sớm tích hợp sẵn công cụ này vào camera của mình.

Bảo Lâm (theo AndroidAuthority)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *