FPT chuyển đổi số toàn diện cho Bến Tre

Sự kiện ký kết hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và FPT diễn ra hôm 16/1, nhằm mục tiêu đưa Bến Tre sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số.

Theo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số. FPT sẽ hỗ trợ tỉnh Bến Tre chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.

Đại diện Tập đoàn FPT (thứ ba từ phải sang) và UBND tỉnh Bến Tre tại lễ ký kết hợp tác ngày 16/1. Ảnh: FPT

Đại diện Tập đoàn FPT (thứ ba từ phải sang) và UBND tỉnh Bến Tre tại lễ ký kết hợp tác ngày 16/1. Ảnh: FPT

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bến Tre xem chuyển đổi số là lời giải cho bài toán cải thiện tốc độ tăng trưởng và phát triển. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành địa phương có kết quả chuyển đổi số trong top 5 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; công nghệ được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, thay đổi tích cực đến phương thức sống, làm việc của người dân; phát triển môi trường số an toàn, bền vững; hình thành hệ sinh thái ICT địa phương, kết nối hiệu quả vào hệ sinh thái quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT chia sẻ: “Thỏa thuận là bước khởi đầu để FPT và Bến Tre cùng hợp tác xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện. Sự hợp tác lần này sẽ góp phần đưa tỉnh Bến Tre bước vào một giai đoạn mới với trọng tâm là giúp người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và chính quyền hoạt động hiệu quả hơn”.

Với vai trò là tập đoàn công nghệ lớn, có nhiều kinh nghiệm tư vấn, triển khai các dự án chuyển đổi số, FPT đang đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cho gần 40 tỉnh thành trên toàn quốc, tạo nên những mô hình kinh tế số, xã hội số, chính quyền số thích ứng với trạng thái bình thường mới trong tương lai.

Hoài Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *